Topics Biểu Đồ Nến

16 Mô Hình Nến Cần Biết Để Giao Dịch Thành Công

Trung Cấp
Biểu Đồ Nến
Giao Dịch
Jun 8, 2022

Phân tích kỹ thuật đưa ra các công cụ giúp các nhà giao dịch xác định xu hướng và dự đoán sự đảo chiều. Bên cạnh các chỉ báo kỹ thuật, một cách tiếp cận tuyệt vời khác để phân tích hành động giá là biểu đồ nến và các mô hình của nó.

Có thể bạn đã biết, có một số cách để hiển thị lịch sử giá của tài sản, có thể là cặp ngoại hối, cổ phiếu công ty, hoặc tiền điện tử. Ba loại biểu đồ phổ biến nhất là biểu đồ tuyến tính, biểu đồ thanh, và biểu đồ nến. Hầu hết các nhà giao dịch thích cái cuối vì nó cung cấp các mô hình tuyệt vời dự đoán xu hướng đảo ngược hoặc tiếp diễn với mức độ chính xác nhất định.

Mô hình nến là sự chuyển động của giá tài sản được hiển thị bằng đồ thị trên biểu đồ nến để dự đoán một hành vi thị trường cụ thể. Các nhà giao dịch quan sát thấy rằng giá di chuyển theo những cách tương tự khi các mô hình cụ thể xuất hiện trên biểu đồ nến. Vì vậy, họ đã phân lập các mô hình này và sắp xếp chúng thành các danh mục khác nhau để sử dụng làm công cụ phân tích kỹ thuật. Nhưng, nến là gì?

Nến Là Gì?

Biểu đồ nến là một phương pháp hiển thị dao động lịch sử giá của tài sản theo thời gian. Mỗi cây nến đại diện cho một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào khung thời gian mà nhà giao dịch đã chọn. Ví dụ, nếu bạn thiết lập biểu đồ D1, mỗi thanh nến đại diện cho một ngày.

Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng một nhà giao dịch gạo Nhật Bản là người đầu tiên hình thành khái niệm cây nến. Sự trừu tượng của các cây nến sau đó đã tiếp cận thế giới phương Tây với cuốn sách của Steve Nison có tựa đề “Kỹ thuật vẽ Biểu Đồ Nến Nhật Bản”.

Dưới đây là một số thành phần quan trọng giúp phân tích giá trở nên trực quan để hiểu được mục đích của cây nến.

Thân Nến

Phần thân đại diện cho giá mở và đóng của tài sản. Vị thế mở hoặc đóng phụ thuộc vào hình nến và giá tăng hay giảm trong khoảng thời gian nhất định. Trong một thị trường tăng giá, giá đóng cửa sẽ cao hơn giá mở cửa và ngược lại.

Bấc/Bóng Nến

Mỗi cây nến thường có hai cái gọi là bóng, hoặc bấc, dù đây nói chung không phải là quy tắc. Bóng nến đại diện cho mức cao và thấp của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, bóng ở trên tượng trưng cho đỉnh, và bóng ở dưới cho thấy điểm thấp nhất mà giá chạm tới. Đôi khi chỉ nhìn thấy một bóng nến. Nó xảy ra khi mức giá cao hoặc mức thấp trùng với giá mở hoặc đóng cửa.

Màu Nến

Màu sắc của phần thân thể hiện hướng di chuyển của giá. Thông thường, phần thân màu xanh lá cây (hoặc trắng) gợi ý sự tăng giá và phần màu đỏ (hoặc đen) chỉ sự giảm giá. Bạn sẽ thấy các phần thân màu xanh lá và màu đỏ trên hầu hết các nền tảng. Như vậy, nếu phần thân có màu xanh lá cây, giới hạn trên của nó sẽ cho biết giá đóng cửa.

Nến Hoạt Động trong Giao Dịch Như Thế Nào?

Biểu đồ nến cho đến nay là kiểu toàn diện nhất để hiển thị giá của tài sản. Các nhà giao dịch tiền điện tử đã mượn loại biểu đồ này từ giao dịch chứng khoán và ngoại hối. Không như biểu đồ tuyến tính, chỉ hiển thị giá đóng cửa, biểu đồ nến cung cấp rất nhiều thông tin về lịch sử giá nhờ cấu trúc của nó đã thảo luận ở trên.

Các cây nến lần lượt hình thành theo thứ tự thời gian và giúp bạn thấy được xu hướng chung cũng như các đường kháng cự và hỗ trợ ngay cả khi không có chỉ báo kỹ thuật. Bên cạnh đó, chúng có thể định hình một số mô hình nhất định hoạt động như tín hiệu mua hoặc bán. Việc sử dụng biểu đồ nến đặc biệt liên quan đến tiền điện tử, vốn có tính biến động cao và yêu cầu phân tích kỹ thuật chi tiết.

16 Loại Mô Hình Nến Tốt Nhất

Mặc dù có rất nhiều mô hình nến, chúng tôi sẽ liệt kê những mô hình phổ biến và đáng tin cậy nhất. Bắt đầu với các mô hình tăng giá, xuất hiện sau xu hướng giảm và dự đoán đảo chiều. Các nhà giao dịch tiền điện tử thường mở các vị thế mua khi các mô hình này xuất hiện.

Chúng như sau:

1. Mô Hình Búa

Nến hình búa bao gồm một thân ngắn với bóng dưới dài hơn nhiều. Theo quy luật, bạn sẽ thấy nó ở dưới cùng của một xu hướng giảm. Mô hình chỉ ra việc tăng giá đã chống lại áp lực bán trong khoảng thời gian nhất định và đẩy giá tăng trở lại. Dù mô hình búa có nến xanh và đỏ, búa xanh chỉ ra xu hướng tăng mạnh hơn hình búa đỏ.

2. Búa Ngược

Hình búa ngược khá giống với mô hình mô tả phía trên. Nó khác với hình búa tiêu chuẩn ở chỗ nó có bóng trên dài hơn nhiều trong khi bấc phía dưới rất ngắn. Mô hình cho thấy áp lực mua, kéo theo là nỗ lực không thành của đà giảm để kéo giá xuống. Kết quả là, người mua quay trở lại với sự thúc ép thậm chí còn mạnh hơn và đẩy giá lên cao hơn.

3. Bullish Engulfing (Nhấn Chìm Tăng)

Không giống hai mô hình trước, bullish engulfing (nhấn chìm tăng) được tạo thành từ hai cây nến. Cây nến đầu tiên phải là một thân nến ngắn màu đỏ bị nhấn chìm bởi một cây nến xanh, lớn hơn. Trong khi nến thứ hai mở cửa thấp hơn nến đỏ trước đó, áp lực mua tăng lên, dẫn đến đảo ngược xu hướng giảm.

4. Piercing Line (Đường Xuyên)

Một mô hình hai nến khác là đường xuyên, có thể xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm, ở ngưỡng hỗ trợ, hoặc trong một đợt kéo lui. Mô hình bao gồm một cây nến đỏ dài, đi cùng một cây nến dài xanh lá cây. Khía cạnh quan trọng của mô hình này là có một khoảng cách đáng kể giữa giá đóng cửa của cây nến đỏ và giá mở cửa của cây nến xanh. Thực tế là cây nến xanh mở ra nhiều điểm cao hơn dẫn tới áp lực mua.

5. Morning Star (Sao Mai)

Mô hình morning star (sao mai) phức tạp hơn vì nó bao gồm ba cây nến: một nến đỏ dài theo sau là một cây nến thân ngắn và một nến xanh dài. Thông thường, cây nến ở giữa sẽ không có sự trùng lặp với những cây nến dài hơn. Sao mai gợi ý áp lực bán của giai đoạn đầu tiên đang giảm dần, và một thị trường tăng giá đang hình thành.

6. Three White Soldiers (Ba Chàng Ngự Lâm)

Một mô hình ba cây nến khác là three white soldier (ba chàng ngự lâm). Nó được tạo thành từ ba ngọn nến dài màu xanh liên tiếp, thường có các bóng cực nhỏ. Điều kiện là ba nến xanh liên tiếp phải có giá đóng và mở cao hơn chu kỳ trước. Nó được coi là một tín hiệu tăng giá mạnh xuất hiện sau một xu hướng giảm.

Tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận về một loạt các mô hình giảm giá dự đoán sự đảo chiều của xu hướng tăng và thường xuất hiện tại các vùng kháng cự. Các mô hình này thường thúc đẩy các nhà giao dịch đóng các vị thế mua hoặc mở các vị thế bán. Chúng như sau:

7. Hanging Man (Người Treo Cổ)

Hanging Man (người treo cổ) giống mô hình búa, chỉ là ngược lại. Nó được hình thành bởi một cây nến xanh hoặc đỏ với thân ngắn và bóng dưới dài. Nó xuất hiện khi kết thúc một xu hướng tăng. Nó cho thấy một sự bán tháo đáng kể trong khoảng thời gian nhất định, nhưng đà tăng có thể tạm thời đẩy giá lên cao hơn, sau đó chúng sẽ mất kiểm soát.

8. Shooting Star (Sao Băng)

Shooting star (sao băng) đối lập với mô hình búa ngược. Nó bao gồm một nến đỏ với thân ngắn và bóng trên dài. Nhìn chung, thị trường sẽ chênh lệch cao hơn một chút so với cây nến mở và sẽ tăng lên mức đỉnh cục bộ trước khi đóng cửa ngay dưới mức mở cửa. Thân nến đôi khi gần như không tồn tại.

9. Bearish Engulfing (Nhấn Chìm Giảm)

Bearish engulfing (nhấn chìm giảm) là phiên bản ngược lại của nhấn chìm tăng. Cây nến đầu tiên có thân nhỏ màu xanh và bị che phủ hoàn toàn bởi cây nến dài màu đỏ tiếp theo. Mô hình này xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng và gợi ý một sự đảo chiều. Nến thứ hai tiếp tục càng thấp, thì động lực giảm sẽ càng nhiều hơn.

10. Evening Star (Sao Hôm)

Một lần nữa, evening star (sao hôm) là phiên bản nghịch đảo của sao mai, và nó đại diện cho mô hình ba cây nến. Nó bao gồm một cây nến thân ngắn nằm giữa một cây nến xanh dài và một cây nến đỏ lớn.

11. Three Black Crow (Ba Con Quạ Đen)

Three black crow (Ba con quạ đen) cũng giống như ba chàng ngự lâm nhưng đảo ngược. Nó gồm ba nến đỏ thẳng dài với các bóng ngắn hoặc gần như không có bóng. Mỗi cây nến mới mở ra tương đối ở cùng mức giá với cây nến trước đó, nhưng nó sẽ thấp hơn nhiều sau mỗi lần đóng cửa. Đây được coi là một tín hiệu giảm giá mạnh.

12. Dark Cloud Cover (Mây Đen Che Phủ)

Mô hình dark cloud cover (mây đen che phủ) dự đoán một sự đảo chiều giảm giá. Mô hình bao gồm hai cây nến - một nến đỏ mở cửa phía trên thân cây nến xanh trước đó và đóng cửa dưới điểm giữa của nó. Nó cho thấy đà giảm đã kiểm soát thị trường, đẩy giá xuống thấp hơn. Nếu bóng của nến ngắn, thì các nhà giao dịch có thể trông đợi một xu hướng giảm mạnh.

Bên cạnh các mô hình tăng và giảm dự đoán sự đảo ngược xu hướng, có các mô hình nến trung lập hoặc chỉ ra sự tiếp tục của một xu hướng, có thể là tăng hoặc giảm.

Sau đây là bốn mô hình như thế:

  • Doji

  • Spinning Top (Con Xoay)

  • Falling Three Methods (Ba Bước Giảm)

  • Rising Three Methods (Ba Bước Tăng)

13. Doji

Nến Doji có phần thân đặc biệt nhỏ và bóng dài. Mặc dù nó thường được coi là một mô hình tiếp tục xu hướng, nhưng người giao dịch nên cẩn thận vì nó cũng có thể kết thúc bằng một sự đảo chiều. Để tránh nhầm lẫn, bạn nên mở một vị thế ở vài cây nến sau Doji khi tình hình trở nên rõ ràng.

14. Spinning Top (Con Xoay)

Giống như Doji, spinning top (con xoay) là một cây nến có thân ngắn. Tuy nhiên, hai bóng có chiều dài bằng nhau, và phần thân ở ngay chính giữa. Mô hình này chỉ ra sự do dự và có thể gợi ý một khoảng thời gian nghỉ ngơi hoặc củng cố sau một đợt tăng hoặc giảm giá đáng kể.

15. Falling Three Method (Ba Bước Giảm)

Falling three-method (ba bước giảm) là một mô hình bao gồm năm cây nến, biểu thị sự tiếp tục của một xu hướng giảm. Nó bao gồm một thân dài màu đỏ, tiếp theo là ba thân nhỏ màu xanh liên tiếp và một thân dài màu đỏ khác. Các nến xanh đều bị bao phủ bởi màu đỏ giảm, chứng tỏ rằng đà tăng không có đủ sức mạnh để đảo ngược xu hướng giảm.

16. Rising Three Method (Ba Bước Tăng)

Có cả mô hình rising three method (ba bước tăng), có thể quan sát được trong các xu hướng tăng. Mô hình bao gồm một nến xanh dài, tiếp theo là ba cây nến nhỏ màu đỏ và sau đó là một cây nến xanh dài khác.

Làm Thế Nào Để Đọc Biểu Đồ Nến?

Biểu đồ nến rất dễ đọc sau khi thực hành, vì chúng chứa nhiều thông tin liên quan đến dữ liệu lịch sử giá. Bên cạnh các mô hình nến mà chúng ta đã thảo luận trước đó, còn có các biểu đồ được hình thành bởi nhiều cây nến được tổ chức theo cách nhất định. Một vài ví dụ là mô hình hai đỉnh và hai đáy, cờ và cờ hiệu, v.v. 

Ngay cả những nhà giao dịch mới hoặc chuyên sâu cũng có thể đọc biểu đồ nến bằng cách nhìn vào xu hướng chung. Những hình ảnh trực quan này thường cung cấp thông tin chi tiết giúp các nhà giao dịch xác định các mô hình cụ thể trong các cây nến và đội hình của nó, đặc biệt là ở các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.

Thuật Ngữ Thông Dụng Trong Biểu Đồ Nến

Sau đây là một vài thuật ngữ mà bạn nên ôn luyện mỗi khi giao dịch dựa trên biểu đồ nến:

  • Emerging pattern - Các mô hình mới nổi – đây là các mô hình nến đang trong giai đoạn hình thành.

  • Completed pattern - Các mô hình hoàn chỉnh – đây là các mô hình đã phát triển và có thể được coi là tín hiệu tăng hoặc giảm.

  • Open - Mở cửa – Giá mở cửa của một cây nến.

  • Close - Đóng cửa – giá đóng cửa của một cây nến.

  • High - Cao – Mức cao nhất mà giá chạm tới trong giai đoạn của một cây nến.

  • Low - Thấp – Mức thấp nhất mà giá chạm tới trong giai đoạn của một cây nến.

Lợi Ích của Việc Sử Dụng Các Mô Hình Nến

Các mô hình nến cung cấp cho các nhà giao dịch tiền điện tử rõ hơn về các động thái tiềm năng dự kiến ​​sẽ tới. Nói cách khác, chúng hoạt động như các tín hiệu giao dịch giúp các nhà giao dịch quyết định khi nào nên mở các vị thế mua hoặc bán hoặc thoát khỏi thị trường. Ví dụ, các nhà giao dịch đảo chiều dựa vào biểu đồ nến như các chỉ báo giao dịch đảo chiều để xác định các mô hình giao dịch tiếp diễn hay đảo chiều.

Chúng giúp các nhà giao dịch xác định xu hướng, hiểu động lượng, và nhận ra tâm lý thị trường hiện tại trong thời gian thực.

Làm Thế Nào Để Nhớ Nhanh Các Mô Hình Nến?

Để phát hiện các mô hình nến nhanh chóng, nhà giao dịch cần phải tự làm quen với chúng thông qua việc thực hành xem biểu đồ và giao dịch với số tiền nhỏ. Một cách tuyệt vời để bắt đầu là đánh dấu sự hình thành nến riêng lẻ và phân tích nến để tìm các mô hình hai cây nến.

Tốt hơn là bắt đầu với một mô hình và tìm hiểu cho đến khi bạn cảm thấy tự tin rằng mình có thể dễ dàng phát hiện ra nó khi giá dao động.

Kết Luận

Các mô hình nến nên có trong kho của mọi nhà giao dịch tiền điện tử, bao gồm cả  người giao dịch crypto trong ngày, vì chúng cho thấy hiệu quả tương tự như trong thị trường ngoại hối hoặc chứng khoán.

Mặc dù chúng có thể cung cấp các tín hiệu giao dịch đơn lẻ quan trọng, chúng tôi khuyến nghị kết hợp các mô hình này với các chỉ báo phân tích kỹ thuật để xác nhận hoặc bác bỏ chúng.

Hỏi Đáp:

Có Thể Sử Dụng Mô Hình Nến Để Dự Báo Các Điểm Ngoặt của Thị Trường?

. Một số mô hình nến được sử dụng để làm chính xác điều đó - dự đoán sự đảo ngược xu hướng. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là chúng có tỉ lệ thành công 100%.

Biểu Đồ Nến Có Khác Biểu Đồ Thanh?

– biểu đồ nến khác với biểu đồ thanh, nhưng chúng có một số điểm tương đồng vì cả hai đều hiển thị cùng một lượng dữ liệu giá. Tuy nhiên, hầu hết nhà giao dịch đều đồng ý rằng biểu đồ nến dễ đọc hơn.

Các Mô Hình Nến Chuyên Gia Giao Dịch Sử Dụng

Cách Đọc Nến Crypto – Kiến thức cơ bản về các mô hình nến

Mô Hình Biểu Đồ Crypto (Biểu đồ cơ bản: xu hướng, đường viền cổ, nêm)

Nến Doji – Đơn vị nến cơ bản

Các mô hình nến tăng

  • Nến Inverted Hammer (Búa Ngược)

  • Nến Bullish Engulfing (Nhấn Chìm Tăng)

  • Mô Hình Cup and Handle (Cốc Tay Cầm)

  • Mô Hình Morning Star (Sao Mai)

  • Mô Hình Ba Chàng Ngự Lâm (Three White Soldier)

  • Nến Hammer (Búa) 

  • Mô Hình Triple Top (Ba Đỉnh) và Triple Bottom (Ba Đáy)

  • Mô Hình Falling Wedge (Nêm Giảm)

  • Nến Dragonfly Doji (Doji Chuồn Chuồn)

Các mô hình nến giảm

  • Mô Hình Bear Flag (Cờ Giảm)

  • Nến Gravestone Doji (Doji Bia Mộ)

  • Mô Hình Head and Shoulder (Vai Đầu Vai)

  • Mô Hình Dark Cloud Cover (Mây Đen Che Phủ)

  • Mô Hình Shooting Star (Sao Băng)

  • Mô Hình Rising Wedge (Nêm Tăng)

  • Nến Hanging Man (Người Treo Cổ)

  • Mô Hình Bear Pennant (Cờ Hiệu Giảm)

  • Mô Hình Evening Star (Sao Hôm)

  • Mô Hình Triple Top (Ba Đỉnh) và Triple Bottom (Ba Đáy)

Các mô hình nến khác

  • Nến Harami – Có cả nến tăng và nến giảm

  • Nến Búa – Có cả nến tăng và nến giảm

  • Double Top (Hai Đỉnh) và Double Bottom (Hai Đáy) – Có cả nến tăng và nến giảm

  • Nến Spinning Top (Con Xoay) – Có cả nến tăng và nến giảm

  • Mô Hình Nến Marubozu – Có cả nến tăng và nến giảm

  • Mô Hình Tweezer Bottom (Đáy Nhíp) – Có cả nến tăng và nến giảm

Mô Hình Continuation (Tiếp Diễn) – Xác định một xu thế tiếp diễn